Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

hướng dẫn tải zalo về máy tính

Zalo Chat đang được hàng triệu bạn trẻ yêu thích và sử dựng hàng ngày để kết nối thông tin và trò chuyện thông qua mobile giảm tải chi phí cước gọi và nhắn tin.Tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng điện thoại có tương thích với Zalo hoặc không thường xuyên làm việc với điện thoại.

Để giải quyết vấn để này TAI ZALO VIET sẽ hướng dẫn bạn tai zalo cho máy tính và cách sử dụng.

Để sử dụng Zalo cho Máy Tính bạn cần một phần mềm giả lập Android có tên là Blue Stacks.Phần mềm này không chỉ giúp Máy Tính có thể sử dụng nuột là Zalo mà còn chạy tốt khoảng 400.000 ứng dụng giả lập Android khắc nữa trên Windows nhờ nền tảng Layercake.Đặc biệt chạy tốt đối với Windows 7,Windown 8 hoặc Windows XP.  

Download và tai zalo để cập nhập phiên bản mới nhất của Blue Stacks :
Tải Blue Stacks tại đây : http://www.mediafire.com/download/ncx4dw6kx6q6a1u/BlueStacks.rar
Sau khi tải về bạn bắt đầu cài đặt phần mềm Blue Stacks như hình dưới -> Continue để tiếp tục.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Hướng dẫn seo Map cho website

Kính chào tất cả các bạn hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn seo map cho website của mình hiển thị bản đồ trên kết quả tìm kiếm của google, gồm những thông tin cơ bản như điện thoại, địa chỉ công ty, hình ảnh bạn muốn up, ... lên phần này. Giúp người dùng có thể biết được website của bạn dễ dàng và liên hệ với bạn dễ dàng nhất có thể.

SEO MAP
Tại sao lại seo map?

Khi người sử dụng tìm kiếm thì sẽ trả về một bản đó có hướng dẫn chi tiết cụ thể thông tin của website, công ty mà bạn muốn đưa lên đó, như địa chỉ, số điện thoại, ... , và bởi vậy khi kết quả trả về có thêm những chức năng đó thì người sử dụng sẽ biết đến bạn, ưu tiên cho doanh nghiệp bạn nhiều hơn, hay là tin tưởng hơn, vì một số người dùng họ muốn biết địa điểm chính xác cụ thể doanh nghiệp của bạn ở đâu, để họ có thể đến tận nơi tư vấn. Ở đây tôi lấy ví dụ như với từ khóa như dưới đây: thiết kế web giá rẻ

SEO Map không hiển thị chi tiết mô tả

Ở phần mô tả sẽ không được hiện thị bởi vì nếu web của bạn không có độ tin tưởng cao từ google, do đó tôi thường thấy rằng kết quả trả về có phần này khi web bạn đứng đầu google, nếu bạn đứng đầu google bạn sẽ thấy có độ hiện thị của nó. Cái này bạn phải tự mình trải nghiệm.

Dưới đây Công ty thiết kế web giá rẻ HMS sẽ hướng dẫn bạn seo map, đây là một kỹ năng seo kết hợp với Google Local nằm trong google plus, nó cũng rất đơn giản nếu bạn chú ý vào chúng.

Các bạn phải có 1 tài khoản google plus nhé.

Bước 1: Tạo trang từ tính năng tạo trang của Google Plus với tùy chọn địa phương (local).


- Chọn "Việt Nam" & nhập đúng số ĐT của bạn điều này rất quan trọng cho việc xác nhận sau đó nhấn nút “Định vị”

- Chọn tùy chọn “Không tìm thấy” để tạo 1 local mới.

- Nhập tên doanh nghiệp (phần này chỉ hiển thị trên Google Plus, kết quả trả về sẽ lấy theo keyword mà bạn SEO) và địa chỉ doanh nghiệp (Đây là ô mà bạn phải nhập đúng). Bạn đợi một lúc để Google load địa điểm của bạn xong tùy chỉnh nếu vị trí chưa đúng với địa chỉ của bạn

Bước 2: Bạn đưa vào những nội dung sau:

1 – Tên trang (Tên mà mọi người nhìn thấy trên Google Plus).

2 - Liệt kê trang web bên ngoài của bạn nếu bạn có (điền đc Website mà bạn muốn kết nối với Google địa phương).

3 – Chọn tùy chọn Mọi người dùng Google+

4 – Tích chọn “Tôi đồng ý với các Điều khoản của trang và tôi được phép tạo trang này” và Click nút “Tiếp tục”.


Bước 3:
- Sau đó bạn vào mục giới thiệu mà bạn vừa tạo trang đó và nhấp nút liên kết đến trang web (cái này giúp google biết được bạn có là người quản trị website đó không thôi)

Sau đó bạn đợi google nhé, họ sẽ xác nhận cho bạn trong khoảng 2 tuần sẽ biết được kết quả thôi.

Mình nghĩ rằng để vào được thì bạn phải nằm trong 1 - 10 kết quả seo của google mới hiển thị.

Điều kiện nữa là account mà bạn dùng phải có thời hạn lâu, và ko spam trên google plus

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Rèn luyện tính kiên trì độc lập

 Hãy tận hưởng cuộc sống "Tự Do - Tự Tại" 

  Độc lập là sống tự lập, không bị chi phối bởi tư tưởng hay vật chất của người khác. “Độc Lập” là một thứ đáng tự tin hơn tiền tài, thế lực và sự giúp đỡ của bên ngoài bởi vì nó làm cho con người thêm cao thượng và sống đúng với nhận thức của mình. Giúp con người vượt qua những trở ngại và chiến thắng được khó khăn.
Có một số người thích dựa dẫm vào người khác, vuốt đuôi để đổi lấy lợi ích chỉ vì bản tính quá lười biếng. Không dám nghĩ lấy độc lập để sinh tồn. Để người khác suy nghĩ lập kế hoạch, chỉ thị cho mình thi hành thì thong thả hơn nhiều. Nhưng nếu như vậy thì lấy đâu ra người :”Đứng mũi chịu sào”, cứ cho rằng mọi chuyện đều có người làm hộ mình là tốt là tiện lợi nhất. Quan niệm này sẽ khiến cho chúng ta không có được sự cố gắng trong mọi lĩnh vực, không thể hiện được bản thân cũng như sẽ mãi không biết được bản thân mình có bao nhiêu tiềm tàng :
Chèo một con thuyền trên mặt nước sóng yên gió lặng, khi đó sẽ không cần đến những kĩ năng hay kinh nghiệm chèo thuyền. Nhưng bất ngờ, có một cơn sóng nổi lên, ai nấy mặt mũi đều biến sắc nhìn nhau thì làm sao giữ được tính mạng ? Lấy ai đứng ra chỉ huy, lập kế hoạch thoát hiểm đây ? Khi ấy người nào đã quen với cá tính độc lập thì chắc chắn sẽ có nhiều ứng phó tốt hơn và có nhiều hi vọng sống sót hơn những người khác.
Con thuyền gặp khó trước cơn sóng vì sự thiếu kinh nghiệm ( ảnh minh họa)
Con thuyền ung dung với cuồng phong vì sự vững trải và kinh nghiệm của thuyền  trưởng
  Chỉ cần có sự rèn luyện thì “Trí Tuệ” và “Năng lực” sẽ có Đất để phát triển cho cá tính này ; Kinh tế quẫn bách, sự nghiệp vất vả, khó khăn chồng chất chính là môi trường cho con người thật sự đạt được bước tiến lên, không ỷ lại hay lệ thuộc vào người khác. Không có sự phấn đấu thì tức là không có sự trưởng thành về nhân cách.
Nếu như ta có thể vứt bỏ ý nghĩ cầu cứu người khác giúp đỡ mà hoàn toàn sống tự lập. Thì trong khoảng thời gian đó, Ta đã bước lên một đoạn đường thành công mà chính ta cũng không ngờ.
  "Sự giúp đỡ bên ngoài thoáng xem là một điều tốt là hạnh phúc nhưng rốt cuộc nó lại là một mầm hại, làm thui chột tính độc lập của Ta"Chúng ta thử nghĩ : Một người cho ta tiền bạc, giúp đỡ ta đầy đủ về mọi mặt mà không đòi hỏi điều kiện gì thì chưa chắc đã là Bạn tốt, bởi vì có một số người hành động bao giờ cũng luôn có mục đích nào đó. Có thể là quá cao xa để Ta có thể nhận ra được mà thôi. Phải nhớ rằngkhông mục đích thì không hành động”, chính những người Bạn ra sức đôn đốc, cỗ vũ,  động viên tinh thần mới chính là những người Bạn đích thực của ta.
Khi một người dựa dẫm vào người khác thì sẽ không có được cái cảm giác là một con người toàn diện, nên đôi lúc bị khiển trách, mắng chửi thì thậm chí có cảm giác mình như là con vật. Khi có sự nghiệp, chức vụ, tự lập tự cường thì mới không có cảm giác thiếu hụt, mới có thể cảm thấy sự vinh quang và thỏa mãn, mà cảm giác đó là trạng thái tinh thần "Cực thỏa mãn", dù nhiều tiền lắm bạc đến dâu cũng không thể tạo ra được.
Bạn cho rằng con người "không cần" đến tinh thần nhiều mà chính "thực phẩm" là yếu tố giúp con người sinh tồn ? Bộ não được tạo hóa ban cho chỉ là thừa hay sao ? Thiên nhiên không tạo ra loài vật nào thừa thải hay không có mục đích. Con Thỏ sinh ra là để làm mồi cho Cọp, Sói. Chất bài tiết của Chúng hay các loài động vật khác chính là thức ăn xanh tươi của hươu nai v..v . Vì vậy con người không có vũ khí sắc bén để chống lại loài mãnh thú và những khắc nghiệt của thiên nhiên thì phải có bộ não. Một võ khí “Siêu đẳng” hơn cả bom nguyên tử ( bởi bom nguyên tử cũng do bộ não phát minh ra). Nếu Ta không sử dụng tới "Trí Tuệ" tức là chối bỏ hoàn toàn thiên nhiên và tính cách “Siêu đẳng” của loài người vậy .

Bình tĩnh đừng manh động trong xử thế

Đánh mất bình tĩnh chính là tự đánh mất chính mình

  Người xưa có nói : Tâm loạn thì trí loạn, tâm kinh thì thất sách. Bình tĩnh trong mọi việc chính là yếu tố then chốt giúp con người xử lý tốt các vấn đề trong cuộc sống và cũng chính là một phần căn bản quan trọng nhất trong nghệ thuật Đắc Nhân Tâm.
Nhưng để làm được điều này thì thật không phải dễ. Trước khi bắt đầu một công việc cần suy nghĩ rõ hậu quả trước sau của nó. Xấu nhất là đến mức độ nào, khi tốt cũng nên biết kiềm chế, khi xấu bản thân có tự mình gánh vác được không. Phải ứng xử ra sao cả khi tốt lẫn khi xấu nhất.
Như vậy, khi tình huống xấu nhất xảy ra, bản thân cũng đã dự liệu được phần nào rồi. Nếu như xấu hơn dự đoán một chút thì vẫn không làm cho tinh thần lâm vào tình trạng hỗn loạn. Hơn nữa, nếu sự việc xảy ra khác với dự đoán thì chúng ta cũng có thể lấy đó làm kinh nghiệm và tiếp tục cho những công việc khác. Còn nếu sự việc diễn ra tương đối đúng như dự đoán thì ta càng có thời gian suy nghĩ kỹ càng và dự liệu thêm những tình huống có thể xảy ra. Hoạch định phương pháp đối phó kịp thời, tránh được tổn hại đến mức cao nhất.
  Tô Thức có câu nói nổi tiếng về đạo làm tướng được người đời sau ưa thích nhắc lại
“Núi Thái Sơn có sụp xuống cũng không sợ,
con Lộc (là 1 loài ma quỷ) có xuất hiện cũng không chớp mắt”
  Đó là tố chất của một đại tướng, là tố chất tâm lý của một người lãnh đạo và cũng là bản lĩnh của người trượng phu. Tuy không hình tượng rõ ràng nhưng cũng khiến cho người khác thừa nhận và kính phục.
Nếu vị tướng cầm quân kinh hoàng, kẻ địch chưa biết thì cấp dưới đã náo loạn, kinh hoàng theo. Chẳng cần kẻ địch tấn công thì cũng đã thua rồi. Có thể nói kinh hoàng là biểu hiện của tinh thần thiếu tự chủ, khí chất bình tĩnh không đủ, vì vậy chỉ cần có một sai sót là tinh thần hoảng loạn lên ngay. Cho nên nói : Người lãnh đạo thành công là người luôn giữ được bình tĩnh, sáng suốt, có khí chất ung dung, điềm tĩnh trong mọi biến cố.

  Xem như vậy, "Bình tĩnh" chính là quá trình rèn luyện lâu dài, có tính toán để kiềm chế tinh thần chứ không phải là bẩm sinh. Nhiều người sau khi hoảng loạn vì một việc chẳng ra gì, hổ thẹn tự bào chữa cho mình là do tính “Trời sinh”, thật ra chính họ đã không quan tâm rèn luyện, chưa thấy được ích lợi của bình tĩnh mà thôi.

  Bình tĩnh có thể đem đến 3 điều lợi :
  • Làm cho đối phương không biết chân tướng mình như thế nào. 
  • Tâm trí thêm sáng suốt, phòng tránh được những lệch lạc mà mình chưa dự đoán đến nơi đến chốn. 
  • Nhận định được điểm yếu của đối phương khi ứng phó để đưa ra những đối sách hoàn hảo hơn.

Đừng ham danh lợi nhất thời

  Ngạn ngữ Trung Quốc có câu :

Chim Ưng cũng có lúc sẽ bay thấp hơn Gà


  Tức để ám chỉ con người dù minh trí đến đâu, nhất thời cũng có lúc vì chút lợi lộc nào đó mà quên đi chí hướng cao xa của mình.

Người có trí tuệ luôn luôn là người có lòng rộng lượng, bao dung và cũng thường khuyên bảo mọi người rộng lượng như thế. Rộng lượng ở đây không phải xuất phát tư tinh thần hời hợt, coi việc gì cũng không đáng để tâm mà chính là người biết nhìn xa trông rộng, tức không để ham muốn nhất thời làm hư hỏng ý chí của mình vốn nhắm đến tương lai xa hơn.
Nói chung về bản chất của con người là giống nhau, người bình thường và người thông minh chỉ khác nhau rất nhỏ. Nếu người thông minh ỷ lại tính trời ban mà không sửa sang rèn tập cho mỗi ngày thêm sáng sủa ; trong khi ấy người bình thường biết cố gắng thì chẳng bao lâu sẽ ngang bằng nhau, thậm chí là còn hơn nữa.
Trong thời Tam Quốc lịch sử Trung Quốc có ghi lại đoạn về cuộc đời danh tướngLã Mông. Ông chính là người thay mặt Lỗ Túc (sau khi Lỗ Túc chết) thống lãnh ba quânĐông Ngô và cũng chính là người tổ chức đánh úp Kinh Châu giết chết Quan Vân Trường. Khi còn làm tướng, dù việc quân rất bận rộn nhưng ông vẫn cố gắng học kinh sách, vì thời đó hầu như ai cũng “Trọng Văn khinh võ”. Lã Mông bị mọi người cho là tầm thường, chỉ ỷ vào sức mạnh nên càng cố gắng học tập. Chỉ vài năm, sau khi Lỗ Túc ghé thăm, thật sự kinh ngạc về học vấn uyên thâm của Ông và nể phục ý chí cần học ấy đến độ xin được làm bạn tri kỷ. Nếu như Lã Mông chỉ nhìn thấy lợi ích nhất thời, thỏa thích với quyền hành tột đỉnh thì cần gì phải ra sức học hành chi cho mệt ?
Danh Tướng Lã Mông (còn gọi là Lữ Mông)
  Điểm chính yếu là sự nổ lực của con người. Kết quả khác nhau do nhận thức đúng hay sai. Thí dụ như câu chuyện Công Tôn Nghi thời Tam quốc, với cương vị quyền thế ngất trời thì cần gì để ý đến mấy con cá do người khác biếu tặng. Nhưng ông suy nghĩ rất sâu xa và quyết định không nhận bất cứ con cá nào mặc dù bản tính rất thích ăn cá. Để giải thích tính cách không vì lợi ích nhất thời. Ông nói với người em mình :
“Chính vì thích ăn cá nên ta mới không nhận. Ngươi hãy nghĩ lại mà xem. Nếu như ta không phải là Tướng Quốc của một nước thì làm gì người ta đem cá đến tặng ? Ta nhận cá tức là ăn của họ một miếng, tức sau này có việc gì phải bênh vực cho họ. Như thế hóa ra vì miếng ăn mà làm việc cho người sao ? Giúp người sai trái tức có ngày bị mất chức. Vì vậy ta không muốn bị mất chức, càng không muốn vì miếng ăn mà làm trái với chức trách, lương tâm. Chẳng thà bỏ tiền riêng làm từ công sức của mình ra mua cá ăn cho thỏa thích, chẳng hay hơn là tham lam miếng ăn nhất thời hay sao?”

  Có một điều đáng chú ý về mặt tinh thần để chúng ta đừng nên tham lam lợi nhất thời , đó lá "Tinh lực của nhân sinh có hạn". Tinh lực tạo ra thành công cho nhân sinh, thành công càng lớn tất sẽ tiêu hao nhiều. Vì thế phải chú ý, nên làm những việc có giá trị dẫn đến thành công chứ đừng vì cái lợi nhỏ làm tiêu hao dần tinh lực, đến khi muốn dồn hết tinh lực để làm việc lớn thi không còn nữa.
Tham lam những lợi ích nhất thời, nhỏ nhặt chính là làm tinh lực con người tiêu hao mà không hề nhìn thấy, hơn nữa về mặt danh dự thì việc đó cũng mang lại tổn hại vô cùng, tạo thành thói quen nhỏ nhen, bủn xỉn, tức là trái với tính cách bao dung, rộng lượng đã nói ở các tiểu mục trước. Hãy nhớ rằng, không có sự chuẩn bị tư tưởng và dồn hết tinh lực cho chí hướng, mãi lo chạy theo những lợi ích nhất thì cũng giống như "kẻ tầm thường" không thể thành công lớn được.

Chừa một lối thoát cho kẻ địch

  Chân lý có nghĩa là cả hai bên cùng có lợi” đây tuy là ngạn ngữ của Tây Phương nhưng thật ra người Trung Quốc từ xưa cũng đã hiểu được ý nghĩa này. Có thể minh chứng một vụ án nổi tiếng: “Thả Tào Tháo ở Hoa Dung Đạo” trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Ảnh minh họa
  Quan Vũ chấp nhận tha chết cho Tào Tháo ở Hoa Dung Đạo để báo đáp ân tình trước kia, chấp nhận làm trái với quân lệnh tức là bằng lòng bị rơi đầu. Đó là việc làm chưa tương xứng với đại cuộc, còn mang nặng tình cảm. Nhưng vấn đề ở chỗ là Gia Cát lượng đa mưu, thừa biết Quan Vũ và Tào Tháo có mối giao tình, thừa biết Quan Vũ là người có ơn phải trả nhưng vẫn cứ hạ lệnh bắt sống Tào Tháo thật là một việc khiến người ta hoài nghi. Từ trận Xích Bích của Chu DuTào Tháo hoàn toàn thất bại là không còn nghi ngờ gì nữa. Lưu Bị là liên quân của Tôn Quyền, đương nhiên là phải trợ giúp tấn công. Nhưng bấy giờ Lưu Bị không có đất để lập thân nên không có tư cách để nói chuyện. Vì vậy muốn có vị thế để lên tiếng “Tranh hùng” thì việc cần phải giành lấy đất đai mới là ưu tiên hàng đầu.
  Cho nên, nếu như Tào Tháo chết đi thì liên quân Tôn, Lưu sẽ không còn giá trị nhiều. Ngược lại còn trở thành đối thủ của nhau để tranh cướp Kinh Châu. Căn cứ theo tình hình lúc ấy, so sánh lực lượng thì rõ ràng Tôn Quyền mạnh hơn Lưu Bị rất nhiều. Nếu như để Tôn Quyền cướp đi Kinh Châu thì Lưu bị sẽ không còn đất, sẽ mất đi chỗ dựa và khi đó kế sách Gia Cát Lượng cũng trở thành bong bóng. Vì vậy phải có một biện pháp vừa giữ được mối quan hệ liên quân Tôn, Lưu và vừa có thể chiếm được Kinh Châu.
Biện pháp này cũng chính là để cho Tào Tháo tiếp tục sống. Vừa cho Quan Vũ trả hết ân tình, vừa tạo ra được mối đe dọa cho Tôn Quyền. Tôn Quyền suy nghĩ từ phương diện an toàn cho mình không thể không bỏ kế hoạch tranh cướp Kinh Châu mà phải củng cố liên quân với Lưu Bị. Như vậy hai nhà Tôn Lưu sẽ tránh được giao chiến. Trước kia Lưu Bị lấy danh nghĩa lập nên nhà Hán diệt trừ Tào Tháo để lập nghiệp, nay lại không giết Tào Tháo tất nhiên sẽ đánh mất lòng tin, huống hồ Lưu Bị và Tôn Quyền đã thề ước cùng xuất binh đánh Tào. Tôn Quyền trong trận Xích Bích đã bỏ ra rất nhiều công sức. Lưu Bị đã không ra tay đương nhiên sẽ gặp khó khăn. Vì vậy Gia Cát Lượng cho Trương Phi, Triệu Vân đi mai phục ở hai chỗ chặn đánh các thuyền của Tào Tháo. Lưu Phong, Thôi Trúc, Thôi Phương đợi bại quân đến cướp vũ khí, lại để cho Lưu Kỳ không hiểu rõ được mưu đồ của Gia Cát Lượng.
Sau khi sắp xếp Gia Cát Lượng mới nhân cơ hội bằng lòng cho Quan Vũ nhận nhiệm vụ chặn đánh Tào Tháo ở Hoa Dung Đạo. Để quân tướng không phát giác ra là có ý thả tào Tháo về phương Bắc, Gia Cát Lượng cố ý để Quan Vũ hạ lệnh không bắt Tào Tháo không được. Lưu Bị rất hiểu Quan Vũ, tự nhiên không nén nổi cơn nghi với cách làm của Gia Cát Lượng, nói ngay : "Quan Đệ trọng tình, nếu như Tào Tháo đi đường Hoa Dung, e rằng sẽ thả ra mất"". Gia Cát Lượng đành phải nói rõ ý định thật của mình cho Lưu Bị biết ""Tào Tháo không thể chết, để giữ tình người, để cho Vân Trường làm là hay hơn cả""
Chỉ  con đường sáng cho người để đi
  Rõ ràng phương sách “Cho người một con đường đề đi” khác hẳn với phương sách “Đừng dồn hổ vào đường cùng”. Bởi vì “Dồn hổ vào đường cùng” chỉ là sợ nó quay lại dùng sức phản ứng, khi đó mình sẽ tổn thất nặng nề thêm. Còn “cho người một con đường đề đi” là nhắm mục đích cao rộng hơn nhiều. Nếu như một người thất thế, không bị Ta dồn vào đường cùng thì sẽ cảm ơn biết bao nhiêu. Nếu Ta lại chỉ cho họ một con đường sống sót thì còn “Ân Nghĩa” hơn nữa. Suốt đời họ không thể quên và đó chính là người tâm phục ta nhất. Càng có nhiều người được ta “Chỉ đường” Ta càng thêm “Bạn bớt thù” và thuần thục trong nghệ thuật Đắc Nhân Tâm.

Không ỷ lại vào người khác

  Trong các điển tích khuyên răn con người rèn luyện đức tính tốt, thường bao giờ cũng ghi chép lại vài câu chuyện mang tính cách tự chủ, không nhờ cậy ở ai bất cứ việc gì. Điển hình là trích đoạn lời đối đáp của Hồ Quyển với Ngụy Văn Hầu.
  • Ngụy Văn Hầu hỏi Hồ Quyển :
- Cha hiền có thể nhờ cậy được không ?
  • Hồ Quyển đáp :
- Cha hiền chưa đủ.
  • Ngụy Văn Hầu lại hỏi :
- Con hiền đã đủ nhờ cậy chưa ?
Chưa đủ.
  • Ngụy Văn Hầu hỏi tiếp :
- Anh em hiền có đủ nhờ cậy không ?
Chưa đủ.
  • Ngụy Văn Hầu vẫn hỏi :
- Tôi thần hiền đức có đủ nhờ cậy không ?
  • Hồ Quyển vẫn đáp là chưa đủ khiến cho Ngụy Văn Hầu giận lắm, nghiêm mặt nói :
 "Ta hỏi ngươi năm người thân cận nhất, có thể nhờ cậy được nhau mà ngươi một mực cho là chưa đủ thì như thế nào mới gọi là đủ ?"
  • Hồ Quyển mới thong thả đáp :
“Cha hiền không ai hơn được vua Nghiêu, thế mà con là Đan Chu phải bị đuổi : Con hiền không ai hơn được vua Thuấn, thế mà Cha là Cổ Tẩu chẳng ra gì : Anh hiền không ai hơn được vua Thuấn, thế mà em là Tượng hết sức cường ngạo : Em hiền không ai hơn được Chu Công, thế mà rốt cuộc bị Quản thúc giết chết : Tôi thần hiền đức không ai hơn Thang, Vũ thế mà nước Kiệt, Trụ bị mất nước bởi 2 người này."
  "Xét ra mong cầu ở người tất không được như ý của mình, nhờ cậy người khác chẳng được bền lâu. Nay nhà vua muốn tìm người nhờ cậy để giúp một tay bình trị thiên hạ thì hãy nhờ cậy ở chính mình, còn hơn là mong chờ ở người khác". 
  Qua đó ta có thể thấy được không có người nào có thể nhờ cậy được nếu đó là trong đại sự. Những chuyện nhỏ nhặt nếu như phải nhờ cậy ở người khác thì cũng là “Ân tình” mất rồi. Còn nếu như đó là tình cảm thân thiết thì lại ngoại lệ, không đáng đặt ra vấn đề “Ân đền nghĩa trả ”. Cũng giống như việc Công Tôn Nghi không nhận cá của người khác tặng vậy.
  "Người bị nhờ cậy sẽ làm trái với lòng mình, người muốn nhờ cậy sẽ đánh mất đi tư cách tự chủ. Thế thì cả hai cùng mất, nhờ cậy có lợi ích gì !!!" 
  • Về mặt đại sự thì càng không nên cầu cạnh kẻ khác, thậm chí không cần cả bàn bạc, mưu tính với người khác, nếu biết rằng bản thân đã có sự tính toán kỹ càng thì hãy tiến hành một cách dứt khoác. Chần chừ, do dự, thăm dò ý kiến của người khác, đó là những người không có suy nghĩ thấu đáo, không có kiến thức sâu sắc, không hoạch định chí hướng rõ ràng nên đánh mất tự tin là lẽ tất yếu vậy. 
  • Người làm đại sự không nhờ cậy, không bàn bạc, nguyên nhân chính là họ đã có sự suy nghĩ rất thấu đáo rồi, có tài năng thật sự và suy nghĩ của họ luôn phù hợp với sự phát triển của thời đại, hợp với đạo lý. Còn ngược lại nếu cứ cho rằng bản thân là hơn người, “Không biết trời cao đất rộng” thì chẳng khác nào lấy đá nặng đè lên chân mình. Thành công đó nhưng thất bại có thể thấy ngay trước mắt mình.